08h00-20h00 hàng ngày
Phòng khám tai mũi họng Hải Hà ×

Viêm họng thời tiết nồm ẩm - Chớ chủ quan

 

Nếu bé nhà bạn hay bị viêm họng, đặc biệt là trong giai đoạn nồm ẩm, thì rất cần thông tin hữu ích trong bài viết này. Chúng tôi - Phòng khám tai mũi họng Hải Hà sẽ cung cấp mọi thông tin cần thiết về triệu chứng, cách phòng ngừa và hướng điều trị một cách tốt nhất, giảm thiểu và tránh được biến chứng do bệnh gây ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Thời tiết nồm ẩm gây viêm họng
Thời tiết nồm ẩm gây viêm họng

 

Thời tiết nồm ẩm dễ gây mắc viêm họng cho bé?

Đây chính là câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc tới bác sĩ trong quá trình thăm khám. Theo quy luật tự nhiên, trong những tháng đầu năm, đặc biệt ngay sau thời điểm tết nguyên đán, thời tiết có sự thay đổi bất thường. 

Độ ẩm trong không khí cao, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn, hiện tượng mưa phùn thường diễn ra vào sáng sớm và chiều tối. Đây được coi là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus phát triển. Đối với đối tượng có sức đề kháng kém, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi rất hay mắc các bệnh về hô hấp, cụ thể là viêm họng.

Nhận biết triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng

Như trên đã phân tích, viêm họng là loại bệnh mà trẻ em hay mắc phải, làm ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, biến chứng thành viêm phổi, viêm phế quản và viêm xoang.

Viêm họng ở trẻ thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Cụ thể:

  • Với virus thường do Rhinovirus, ngoài ra còn có virus cúm, á cúm, hoặc Adenovirus.
  • Với vi khuẩn, thường gặp là vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae.
Hình ảnh nội soi viêm họng
Hình ảnh nội soi viêm họng

 

Phụ huynh cần chú ý theo dõi và đưa trẻ tới phòng khám kiểm tra ngay khi bé có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau rát cổ họng.
  • Khó nuốt, nuốt thức ăn, đồ uống hoặc thậm chí nuốt nước bọt thấy đau, vướng.
  • Khàn giọng.
  • Trẻ có thể bị sốt, gây cảm giác ớn lạnh.
  • Toàn thân đau nhức, mệt mỏi.
  • Amidan sưng to, đỏ.
  • Đau đầu, đau tai. Ăn vào sẽ nôn ói.

Đặc biệt, với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, biểu hiện đặc trưng là:

  • Quấy khóc.
  • Biếng ăn, gặp khó khăn trong việc ăn uống, không chịu nuốt thức ăn vì niêm mạc họng của trẻ bị sưng , gây cản trở và đau khi nuốt.
  • Ho nhiều, khó thở, thở gấp, ngủ có tiếng ngáy.
  • Sốt.
  • Chảy nước bọt bất thường

Chú ý: Khi nào cần đưa trẻ viêm họng đi khám?

Hướng điều trị khi bé mắc bệnh viêm họng là gì?

Thông thường, khi trẻ có các dấu hiệu nhiễm bệnh, bố mẹ thường hay tự ý mua thuốc để điều trị, đặc biệt là kháng sinh. 

Tuy nhiên, điều này vô tình khiến bệnh trở nên nặng hơn và kéo dài thời gian điều trị do chưa chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh là do virus hay vi khuẩn. Cho nên, giải pháp an toàn nhất là nên đưa trẻ tới phòng khám Nhi chuyên khoa tai - mũi - họng.

Thăm khám viêm họng tại phòng khám
Thăm khám viêm họng tại phòng khám

 

Phòng khám Hải Hà được xem là địa chỉ uy tín trên địa bàn Hà Nội, là nơi hội tụ điều kiện tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của phụ huynh khi thăm khám và chẩn đoán bệnh cho trẻ. Đến đây, các bé được thăm khám từ các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm, đến từ các bệnh viện tuyến đầu như bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện TW Quân đội 108…

Hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại góp phần sàng lọc và chẩn đoán bệnh hiệu quả, chính xác. Với bệnh viêm họng, phòng khám sẽ tiến hành nội soi và xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác tác nhân gây bệnh, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, đẩy nhanh thời gian lành bệnh.

Quý phụ huynh và các bé hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ, cũng như trình độ của đội ngũ bác sĩ khi tới thăm khám và điều trị.

Phụ huynh có nhu cầu đặt lịch khám của bác sĩ, vui lòng truy cập theo đường link sau đây: Lịch bác sĩ khám tại phòng khám Hải Hà

Phòng tránh bệnh viêm họng cho bé an toàn - Lời khuyên của bác sĩ

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 5 tuổi và có sức đề kháng kém, phụ huynh cần lưu ý và chủ động các biện pháp phòng ngừa tác nhân gây bệnh viêm họng từ sớm, đẩy lùi nguy cơ mắc và biến chứng. Một số biện pháp an toàn như:

Phòng ngừa viêm họng ở trẻ
Phòng ngừa viêm họng ở trẻ

 

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Vệ sinh họng, miệng cho trẻ sạch sẽ, nhắc nhở trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày, sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Nhắc nhở trẻ tránh những thói quen xấu như cho tay lên miệng hoặc thường xuyên ngoáy mũi.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0. 9%, cần làm đúng cách.
  • Giữ vệ sinh không gian sống và nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt đối với những trẻ đã bị tái nhiễm bệnh nhiều lần.
  • Dù bất cứ mùa nào cũng nên lau khô trước khi mặc quần áo cho trẻ.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với những trường hợp bị bệnh.

 

Nguồn: SKĐS