08h00-20h00 hàng ngày
Phòng khám tai mũi họng Hải Hà ×

TS.BS Nguyễn Tuyết Xương: "tận tâm với người hạnh phúc với nghề"

Giá trị của lòng yêu nghề

Đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã sử dụng thành công kỹ thuật cấy ốc tai điện tử. Một trong những bác sĩ đảm nhiệm công việc phẫu thuật này thành công chính là Bác sĩ Trưởng Khoa Tai Mũi Họng – TS Nguyễn Tuyết Xương, góp phần mang lại niềm vui sống cho hàng trăm em nhỏ bị khiếm thính. Đóng góp ấy của anh thật sự đáng quý và đáng trân trọng. Nhưng, anh chỉ nghĩ đơn giản rằng: “Nghề Y là nghề tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày, khó tránh được nhng dư lun khen chê. Nhưng đối với mỗi y, bác sĩ khi đã khoác lên mình chiếc áo blouse là phải luôn đề cao y đức, sống với chữ tâm và thực hiện đúng với câu “lương y như từ mẫu”. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, được chữa bệnh cứu người đó là niềm tự hào, niềm hạnh phúc của một bác sĩ như tôi…”.

Không có thành công nào tự đến, cũng không có sự giỏi giang nào sẵn có trong một con người. Tất cả đều phải qua nỗ lực, luyện rèn, phải chăm chỉ và say mê tìm tòi, nghiên cứu, nhất là đối với nghề Y – một nghề đặc biệt gắn với sự sống con người. Anh đến với nghề bằng cơ duyên, bằng mơ ước của tuổi trẻ. Nhưng anh làm nghề, sống với nghề bằng cái tâm của người thầy thuốc, bằng sự say mê của lòng yêu nghề… Kỹ thuật cấy ốc tai điện tử cho trẻ khiếm thính vốn là một việc khó. Qua phẫu thuật, người khiếm thính sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác chuyển thành các xung động thần kinh lên não giúp người khiếm thính có thể nghe được âm thanh. Để thực hiện thành công k thut phc tp này, BS Nguyn Tuyết Xương vừa phải dày công tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm trong chữa bệnh, vừa tích cực học hỏi và nghiên cứu các mô hình, kỹ thuật cấy ghép ốc tai điện tử của các nước có nền y học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaysia… Quá trình đó đòi hi rất nhiều nỗ lực của bản thân, cộng với sự giúp đỡ và phối hợp của các đồng nghiệp. Đến nay, đã có hàng trăm trẻ em được cấy điện cực ốc tai và cho kết qu tt.  

Không chỉ trực tiếp tiến hành cấy ghép ốc tai điện tử cho trẻ, Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương còn dành nhiều thời gian và tâm sức cho nghiên cứu khoa học về y khoa nói chung và về  ốc tai điện tử ở trẻ nói riêng. Với anh, nghiên cứu không phải chỉ để có công trình, mà chính là để có được kết quả  chuyên sâu đưa vào áp dụng trong thực tế nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Mới đây, anh đã cho ra đời cuốn sách: “Ốc tai điện tử cho trẻ em”; vừa nhằm phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, vừa thể hiện những vấn đề chuyên sâu, giúp mọi người, nhất là người ngoài ngành Y, nắm được những thông tin, kiến thức cơ bản về các vấn đề liên quan đến việc cấy ghép ốc tai điện tử đối với trẻ khiếm thính. Cuốn sách có giá trị thực tiễn, được bạn đọc và đồng nghip đánh giá cao.

Ngoài công việc ở bệnh viện, Bác sĩ Tuyết Xương cũng không qun vt v đi về các địa phương trực tiếp khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ em, cùng cơ sở y tế địa phương t chc điu tr nhng bnh khó trong chuyên khoa Tai Mũi Họng… Qua công việc, cái tâm ca người thy thuc, cái tm ca người qun lý đã được thhin, góp phn tích cc vào s nghip chăm sóc sc khe nhân dân, sc khe tr em.

Lắng đọng một chữ Tâm

Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương là con người của công việc và cũng  là người bác sĩ giàu lòng nhân ái. Anh luôn coi các hot động xã hi t thin là mt mt không th thiếu trong cuc sng đời thường ca mình. Anh quan nim, nếu có được điu kin để giúp đỡ cng đồng, để làm tri ân, t thin, thì là điu rt quý, là mt nim vui lớn trong cuộc sống; bởi điều đó góp phn làm cho xã hi tt đẹp hơn, cuc sng ca nhiu người đỡkhó khăn hơn, và tình người gn bó hơn.

null

Không chỉ tổ chức khám chữa bệnh từ thiện tại phòng khám của mình ở Hà Nội, anh còn dành thời gian cùng với Hội Chữ thập đỏ, với các tổ chức, cơ quan, đơn vị đi các địa phương, đến vùng sâu, vùng xa khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào. Anh coi khó khăn của người bệnh như khó khăn của mình nên luôn sẵn lòng sẻ chia, giúp đỡ. Với những chuyến đi, anh không chỉ mang thuốc men, mang chuyên môn đến chữa  bệnh cho đồng bào nghèo, mà lớn hơn cả là mang đến cho bà con sự sẻ chia, tình người sâu nặng.

Mỗi khi có điều kiện, bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương đều quan tâm đến hot động thin nguyn, đặc bit là các hot động Ung nước nh ngun  Đền ơn đáp nghĩa, vi  lòng Tri ân sâu nng,  từ tâm. Mới đây nhất, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), đúng vào dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, được sự thông tin và kết nối của Chi hội Nhà báo Tạp chí Việt Nam Hội nhập, anh đã trực tiếp đến Trụ sở Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam trao 05 suất quà tặng 5 gia đình liệt sỹ nhà báo có hoàn cảnh khó khăn (mỗi  suất 10 triệu đồng). Nghĩa cử ấy của bác sĩ Nguyễn Tuyết  Xương thật đáng trân trọng và cảm động biết bao…

Viết đến đây, bất chợt tôi nghĩ về dòng tên có vẻ hơi… đặc biệt của anh: Nguyễn Tuyết Xương. Nguyễn là họ thì đương nhiên rồi. Còn Tuyết Xương? Đặt tên như vậy cho anh, chắc hẳn cha mẹ anh cũng đã ý tứ lắm rồi - mong muốn anh lớn lên là người sống có phẩm cách, có sự ngay thẳng, phân minh… Vì, chữ Tuyết ở đây có thể hiểu là Tuyết cách, nghĩa là “phẩm cách cao khiết ở con người”;  tương tự như vậy, Xương là Xương minh, nghĩa là “sự sáng láng, rõ rệt”. Và bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương là người như vy.