08h00-20h00 hàng ngày
Phòng khám tai mũi họng Hải Hà ×

Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh viêm tai giữa cấp

  1. VIÊM TAI GIỮA CẤP MỦ
  1. Nguyên nhân

- Do các viêm mũi họng, chủ yếu do viêm V.A

- Do tắc vòi tai: thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi – xoang mủ.

     b. Các giai đoạn

Bệnh diễn biến 2 thời kỳ với các triệu chứng khác nhau rõ rệt

  • Thời kỳ ứ mủ: màng tai đục, đỏ sau đó xám bệch, phồng ra ngoài. Trẻ viêm mũi họng (sốt, chảy mũi, ho), có thể kèm rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, phân sống, nôn trớ. Trẻ đau tai rõ rệt, làm trẻ quấy khóc, kém ngủ, bỏ bú, trẻ sẽ đau khóc thét khi kéo vào tai

Thời kỳ vỡ mủ: màng tai dày, ẩm, có lỗ thủng ở giữa hay trước dưới màng căng, lỗ thủng thường nhỏ, chỉ nhận thấy khi lau sạch dịch ở ống tai ngoài và màng nhĩ. Các triệu chứng giảm đi nhanh chóng khi mủ chảy ra, toàn trạng khá hơn.

    c.Tiến triển và biến chứng

    - Nếu phát hiện sớm, trích rạch dẫn lưu chủ động hoặc sau vỡ mủ, làm thuốc tai sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần, màng nhĩ liền tốt và không  để lại di chứng.

    - Nếu không được điều trị tốt có thể sẽ thành viêm tai giữa mủ mạn tính hoặc viêm tai xương chũm cấp.

    - Các biến chứng có thể gặp

    + Liệt mặt do tổn thương dây VII

    + Viêm màng não: thường gặp ở trẻ nhỏ do bệnh tích lan qua khớp trai-đá

    d. Điều trị: theo từng giai đoạn

    Giai đoạn đầu chủ yếu chống viêm mũi họng, sử dụng kháng sinh, kháng viêm tùy theo tính trạng nhiễm khuẩn

    Giai đoạn rõ rệt:

    • Chưa vỡ mủ: Nếu thấy màng nhĩ phồng, trắng bệch màu phải trích rạch kịp thời. Đường trích rạch ở ¼ góc sau dưới màng tai, đủ rộng để thoát mủ tốt.
    • Đã chảy mủ: làm thuốc tai và theo dõi hàng ngày đến khi khô, màng nhĩ liền hẳn.

    e. Phòng bệnh: nên đi khám sớm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

      - Giải quyết sớm ổ viêm vùng mũi họng như nạo VA, điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ bít tắc ở vòm

      - Làm thông vòi tai ngay khi bị tắc

      *Lưu ý: không được phun, thổi, rắc bột, thuốc(không rõ nguồn gốc) vào tai

      Ảnh minh họa
      Ảnh minh họa
      1. VIÊM TAI GIỮA CẤP HOẠI TỬ

      a. Nguyên nhân

      - Do các nhiễm khuẩn lây đường hô hấp như sởi, cúm,bạch hầu

      - Gặp ở trẻ có cơ địa suy yếu, sau một đợt nhiễm khuẩn nặng

      Tổn thương viêm có thể gây hoại tử xương ở các xương con gây ảnh hưởng đến sức nghe, nếu ở các thành xương thùng tai gây nên các biến chứng thần kinh, tai trong và khi khỏi để lại các di chứng

      b. Biểu hiện

      - Thể điển hình sau sởi, khi sởi đã bay trẻ sốt trở lại. Thể trạng nhiễm khuẩn, mệt mỏi thường có rối loạn tiêu hóa.

      - Đau tai có thể dữ dội hay âm ỉ, nhưng thường đau lan gây nhức đầu, nghe kém rõ rệt, kèm theo ù tai và chóng mặt

      - Ấn mặt xương chũm thường có phản ứng đau.

      Hình ảnh nội soi: màng tai đục, ẩm, có các nốt phổng xuất huyết màu tím sẫm (thường do cúm), nhanh chóng vỡ mủ; lỗ thủng lan to nhanh, bờ nham nhở, đáy sần sùi đỏ, mủ có mùi, có khi lẫn máu,

      c.Tiến triển và biến chứng

      - Dễ đưa tới viêm tai xương chũm

      - Nếu được điều trị tốt có thể khỏi nhưng gây sẹo rúm màng tai, tổn thương xương con… làm ảnh hưởng sức nghe

      - Dễ gây các biến chứng như liệt mặt, viêm mê nhĩ, các biến chứng nội sọ khác

      d.Điều trị

      Tương tự với viêm tai giữa cấp mủ, nhưng cần lưu ý

      • Dùng kháng sinh và nâng cao thể trạng
      • Theo dõi và điều trị tích cực tránh các biến chứng

      e.Phòng bệnh

        Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần:

        • Vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ mũi thông thoáng
        • Cho vitamin thích hợp
        1. VIÊM TAI GIỮA XUẤT TIẾT

        Viêm tai giữa xuất tiết ngày càng hay gặp ở người lớn và trẻ em

        a.Nguyên nhân

        • Do tắc vòi tai: ở trẻ em thường gặp do VA quá phát, ở người lớn thường gặp khi thay đổi áp lực không khí trong thùng tai khi đi máy bay hoặc lặn sâu
        • Do cơ địa dị ứng, phản ứng quá phát các tổ chức lympho vùng mũi họng

        b.Biểu hiện

          Toàn trạng không bị ảnh hưởng

          • Đau tai ít gặp, thường có cảm giác khi đút nút tai
          • Nghe kém rõ rệt, có thể thay đổi theo tư thế đầu và có tiếng tự vang (nghe tiếng nói của bản thân thay đổi giống như tự bịt tai rồi nói)
          • Ù tai tiếng trầm, liên tục gây khó chịu
          • Nội soi: màng tai lúc đầu đỏ, hơi lõm, có mạch máu nổi rõ, sau thấy ngấn nước hay bọt nước
          • Khi bịt mũi, ngậm miệng thổi hơi dồn lên miệng, không thấy tiếng động ở màng tai chứng tỏ vòi tai bị tắc, cũng có thể gặp bán tắc hay tắc từng lúc

          c.Tiến triển và biến chứng

            • Có thể tự khỏi khi tai thông trở lại, không để lại di chứng gì
            • Trở thành mạn tính với dịch trong thùng tai đặc dính hoặc thành viêm tai giữa xơ dính, với các sợi keo màng tai dính vào thành trọng, hạn chế rung động. Hiện tượng xơ dính có thể lan vào cả tai trong

            d. Điều trị

              Làm thông vói tai bằng bơm hơi hay nong vòi tai

              • Chống xơ dính màng tai: rò glycerin borat 2% ấm vài lần trong ngày hoặc hydrocortison, chymotrypsin
              • Bơm hydrocortison hay anpha chymotrypsin qua vòi tai vào thùng tai
              • Đặt OTK thùng tai ở góc sau dưới màng tai
              • Xoa bóp màng tai: dùng bóng cao su lắp đầu ống khít vào ống tai bóp bóng nhẹ nhàng làm chuyển động cả màng tai

              e.Phòng bệnh

                • Giải quyết các nguyên nhân gây tắc vòi như nạo VA, điều trị viêm mũi xoang
                • Thực hiện các biện pháp phòng hộ: ngậm kẹo tự thối hơi, thông vòi tai khi có thay đổi áp lực đột ngột cho thợ lặn, làm việc trong giếng chìm; người leo núi, đi máy bay.

                *Lưu ý: viêm tai giữa xuất tiết không gây thủng màng nhĩ, chủ yếu là nghe kém và ù tai