Thời điểm giao mùa là điều kiện lý tưởng và thuận lợi để sản sinh các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Trẻ em luôn nằm trong danh sách đối tượng dễ mắc nhất. Đặc biệt với những bé hệ miễn dịch kém, mắc nhiều bệnh lý thì càng cẩn trọng hơn. Phòng khám Hải Hà trong thời gian gần đây thường xuyên tiếp nhận các ca mắc bệnh lây qua đường hô hấp. Vậy cụ thể gồm những bệnh nào? Việc phòng ngừa và điều trị ra sao?
Ứng cử viên số 1 không thể không nhắc tới là bệnh cúm. Thông thường, 2 loại cúm A và B là hay gặp ở trẻ nhất. Với đường lây truyền qua không khí như: nói chuyện, ho, hắt hơi,... dịch tiết rất dễ phát tác và trẻ vô tình mắc phải.
Với sẵn cơ địa sức đề kháng kém, virus cúm nhanh chóng sản sinh và là mầm mống khiến bệnh lưu trú dài ngày. Thời kỳ ủ bệnh đối với cúm từ 1 đến 4 ngày với thời gian trung bình khoảng 48 giờ. Trong những trường hợp nhẹ, nhiều triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường (ví dụ: đau họng, chảy nước mũi); viêm kết mạc nhẹ cũng có thể xảy ra.
Ngoài ra, trẻ khi mắc cúm thường đi kèm thêm với các triệu chứng như: buồn nôn nhiều, nôn, hoặc đau bụng và trẻ sơ sinh có thể có hội chứng giống như nhiễm khuẩn huyết.
Sau 2 đến 3 ngày, các triệu chứng cấp tính sẽ giảm nhanh, mặc dù sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Ho, đổ mồ hôi và mệt mỏi có thể kéo dài trong vài ngày đôi khi vài tuần.
Click ngay: Dịch vụ tại phòng khám Hải Hà
Với virus RSV (hay còn được gọi là virus hợp bào hô hấp) là tác nhân gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ. Ước tính 80% trẻ dưới 2 tuổi đã từng mắc loại virus này. Với những trẻ sinh non, suy giảm hệ miễn dịch, mắc các bệnh về tim mạch, nguy cơ nhiễm càng cao.
Triệu chứng khi nhiễm virus RSV có nhiều điểm tương đồng giống như cảm lạnh thông thường như: sốt hoặc sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Khi bệnh diễn tiến nặng, trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú, khi khám chẩn đoán mắc viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
Để đưa ra kết luận chính xác xem trẻ có mắc RSV hay không, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định xét nghiệm.
Đây là loại virus hay gặp ở trẻ và là tác nhân gây nên nhiễm trùng đường hô hấp. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 5-12 ngày. Triệu chứng lâm sàng ban đầu giống với cúm - sổ mũi thông thường. Tuy nhiên, bệnh diễn biến nặng sẽ gây nên các bệnh như: viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng.
Ngoài việc khai thác tiền sử của bệnh, bác sĩ chỉ định chụp X-quang lồng ngực, xét nghiệm PCR và một số xét nghiệm khác.
Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng mắc phải, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và xét nghiệm, tránh trường hợp tự ý điều trị khi chưa biết kết quả.
Chú ý: VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ NHỎ
Khi trẻ có dấu hiệu ban đầu như sốt, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ ban đầu của trẻ. Nếu trẻ đang trong ngưỡng chớm sốt, từ 37 đến 38 độ 5, để hạ sốt nên cho trẻ nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Đồng thời cho bé uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ, lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể cho bé để theo dõi xem trẻ giảm sốt hay nhiệt càng tăng.
Khi sốt cao trên 38 độ 5, cho trẻ uống hạ sốt chia theo cân nặng phù hợp, sau đó đưa trẻ thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, nếu trẻ có đi kèm thêm một số triệu chứng khác như ngạt, chảy nước mũi, cha mẹ nên xử lý trước mắt bằng một số phương pháp an toàn như: nhỏ nước muối sinh lý, dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm khi chưa xác định được chính xác virus gây bệnh.
Nguồn: Tổng hợp