Việc xử lý sự cố bất ngờ về sức khỏe xảy ra đối với trẻ em là kỹ năng cần thiết đối với mọi bậc phụ huynh. Có rất nhiều trường hợp chưa cần thiết đến bệnh viện, có thể tự điều trị đúng cách tại nhà. Vì vậy, việc chủ động chuẩn bị sẵn các loại thuốc thông dụng trong trường hợp khẩn cấp là điều mà chúng ta nên quan tâm. Vậy nhóm thuốc cần có trong mọi nhà là gì? Phòng khám Hải Hà mời quý độc giả tìm hiểu thông qua nội dung sau đây.
Đây được xem là thuốc đầu tay mọi nhà đều có. Bởi việc trẻ bị sốt có thể diễn biến bất ngờ, ví dụ trẻ hay sốt về đêm. Lúc này, việc có thuốc hạ sốt được xem là “ phao cứu sinh” trong việc cắt sốt cho trẻ.
Hai hoạt chất thông dụng của thuốc hạ sốt gồm có paracetamol và ibuprofen. Thuốc paracetamol đa dạng hình thức bào chế ( viên nén, viên sủi, viên đặt hậu môn, siro, gói bột). Tùy vào thể trạng cân nặng và đáp ứng thuốc của từng trẻ, gia đình có thể lựa chọn dạng bào chế phù hợp.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để phát huy tốt nhất tác dụng của paracetamol, trẻ chỉ được sử dụng khi sốt từ 38 độ 5 trở lên. Và để chẩn đoán chính xác nhiệt độ, trẻ cần được kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế.
Liều dùng thuốc hạ sốt paracetamol được tính theo cân nặng của trẻ, tối thiểu 10-15mg/kg cân nặng. Sau 4-6 tiếng nếu trẻ còn sốt, tiếp tục cho uống liều tiếp theo.
Đối với ibuprofen, hàm lượng được tính như sau: 8-10mg/kg cân nặng. Hoạt chất này có thể dùng xen kẽ với paracetamol sau 2h nếu trẻ không hạ sốt. Lưu ý không được dùng ibuprofen trong trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết, không lạm dụng dùng nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu trẻ vẫn sốt cao kéo dài, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Khi trẻ bị sốt, tiêu chảy, vận động mạnh gây mất nước, ra mồ hôi nhiều, việc dùng oresol đúng cách sẽ giải quyết được tình trạng trên.
Trên thị trường hiện nay, oresol được sản xuất dưới dạng nước đóng chai hoặc gói bột pha, đa dạng màu sắc và mùi vị dễ uống. Chúng ta có thể lựa chọn từng loại phù hợp với thể trạng của trẻ.
Một điều quan trọng mọi người cần chú ý, đó là về cách pha. Oresol chỉ phát huy tác dụng khi pha liều lượng đúng chuẩn. Không pha oresol quá loãng hay quá đặc, và sau khi pha chỉ được sử dụng trong ngày, không tái sử dụng cho ngày hôm sau.
Với bé khi bị sốt, tiêu chảy, tuyệt đối không ép uống quá nhiều, cần chia nhỏ thành từng ngụm, thìa để bé kịp hấp thu. Không cho bé uống sữa, nước ngọt, đồ uống có ga, dễ khiến mất nước.
Trường hợp trẻ bị sốt cao sẽ háo nước và trẻ đòi uống nước theo nhu cầu. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, lưu ý cố gắng bổ sung oresol như sau:
Trẻ em thường xuyên gặp vấn đề như sổ mũi, ngạt mũi. Vì vậy, những lọ thuốc xịt mũi, nhỏ mũi được xem là giải pháp hữu hiệu. Nước muối sinh lý nhỏ mũi 0,9% hoặc nước muối biển dùng trong trường hợp trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong việc cung cấp độ ẩm và làm sạch bụi bẩn ở mũi. Với trẻ sơ sinh thường áp dụng phương pháp nhỏ mũi để điều trị. Với trẻ lớn hơn, có thể chuyển sang dạng xịt phun sương để phát huy tác dụng tốt nhất.
Với trường hợp ngạt mũi, thuốc hay được nhắc đến là Otrivin 0,05%. Tuy nhiên, chỉ dùng khi trẻ bị ngạt mũi dẫn đến khó thở, không ngủ được. Tuyệt đối không lạm dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, và liều dùng không quá 5 ngày. Một ngày dùng 2 lần, mỗi bên 1 giọt
Đây là dạng thuốc an toàn, không gây biến chứng cho trẻ nếu dùng đúng cách và liều lượng. Thành phần chủ yếu là các dược liệu lành tính, phù hợp với tình trạng của trẻ. Đa phần tác dụng chính của nhóm thuốc này là bổ phế, long đờm.
Lưu ý không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Cần thận trọng khi cho trẻ dùng, và tuyệt đối không dùng kèm với thuốc giảm ho. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: SK&ĐS