Nghe kém là tình trạng giảm một phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận âm thanh. Tình trạng nghe kém thường xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai.
Nghe kém có 3 dạng: Nghe kém dẫn truyền, nghe kém tiếp nhận, nghe kém hỗn hợp
Bài biết hôm nay, trung tâm thính học Hải Hà sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về nghe kém tiếp nhận.
Cơ chế nghe của tai bình thường: Tai ngoài (bao gồm vành tai, ống tai) có nhiệm vụ đưa âm thanh vào tai giữa (màng nhĩ, chuỗi xương con,..) sau đó đưa vào tai trong (Ốc tai và dây thần kinh thính giác). Tế bào lông tại ốc tai sẽ chuyển hóa tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện.
Khi một người nào đó bị gặp tổn thương ở vùng nghe kém tiếp nhận tức là bị gặp tổn thương ở tế bào lông trở vào trong. Từ đó não bộ sẽ không được tiếp xúc hay nói cách khác là không nghe được âm thanh dần dần.
Nghe kém tiếp nhận có thể xảy ra ở mọi độ tuổi: Trẻ em, người lớn, người cao tuổi,...
Các nguyên nhân dẫn đến nghe kém tiếp nhận bao gồm:
Người bệnh mắc nghe kém tiếp nhận thường có một số biểu hiện đặc trưng như sau:
Để có thể hiểu rõ về ngưỡng nghe kém tiếp nhận trên thính lực đồ, dưới đây là hình ảnh ảnh minh họa:
Với đối tượng trẻ em thường khó phát hiện dấu hiệu nghe kém tiếp nhận hơn so với độ tuổi trưởng thành.
Nếu phụ huynh chú ý dấu hiệu đặc trưng từ việc trẻ không có động thái trước âm thanh, thì cần lập tức nghĩ ngay đến khả năng bé đang gặp vấn đề về thính giác.
Cha mẹ cần chú ý và kịp thời đưa trẻ đến các trung tâm hỗ trợ thính lực để kiểm tra bất thường, phát hiện sớm và can thiệp đúng cách.
Việc phát hiện và điều trị nghe kém tiếp nhận kịp thời chính là giai đoạn vàng để bệnh nhân chữa khỏi, giảm khả năng tiến triển và biến chứng. Thông thường, nghe kém tiếp nhận điều trị theo một vài gợi ý sau đây:
Nếu điều trị không hiệu quả có thể tham khảo 2 phương pháp phổ biến hỗ trợ nghe kém tiếp nhận, đó là: máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử.
Đây là máy thay thế chức năng của tai ngoài và tai giữa, khuếch đại dựa trên thính giác còn lại đưa tín hiệu âm thanh từ microphone thu được truyền vào tai trong.
Với người nghe kém tiếp nhận mức độ nhẹ: Có thể dừng lại ở mức độ theo dõi định kỳ 3-6 tháng/ lần xem sự thay đổi.
Trung bình - Nặng: Đeo máy trợ thính có công suất phù hợp được lựa chọn và cài đặt theo thính lực của từng người.
Sâu: Đeo máy trợ thính để theo dõi 3-6 tháng, có chỉ định cấy ốc tai điện tử nếu đeo máy không hiệu quả.
Đây là phương pháp thay thế toàn bộ chức năng hoạt động của tai, thiết bị đeo ngoài thay thế hoạt động của tai ngoài và tai giữa.
Bộ phận điện cực cấy trong ốc tai hỗ trợ hoạt động thay tế bào lông tại ốc tai. Từ đó âm thanh chuyển vào dây thần kinh thính giác, và đưa lên não bộ.
Với phương pháp này, bệnh nhân có thể tiếp nhận và cảm nhận âm thanh tín hiệu một cách tốt nhất, từ đó tăng tính tương tác với thế giới xung quanh.
Vì đây là kỹ thuật khó và phức tạp, cho nên, bệnh nhân cần được tư vấn và kiểm tra thính lực một cách kỹ lưỡng để chọn thiết bị cấy ốc tai phù hợp.
Với bệnh nhân, ngay sau khi kết thúc phẫu thuật cấy ghép, người nhà cần phối hợp với chuyên gia thính lực hoặc chuyên viên trị liệu ngôn ngữ để giúp họ làm quen và vận hành nhịp nhàng âm thanh nhận được từ hệ thống truyền phát.
Đây là giai đoạn lâu dài, cần sự nỗ lực kiên trì của cả gia đình và chuyên viên hỗ trợ nhằm giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với mọi người, cảm nhận âm thanh, giúp cuộc sống trở lại như bao người bình thường khác.