Việc để cơ thể tiếp xúc nhiệt độ lạnh trong khoảng thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với nhiều bộ phận, đặc biệt là thính giác. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa việc nghe kém đột ngột và trời lạnh. Vậy để tránh tình trạng trên, chúng ta cần làm gì?
Đây là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ việc mất sức nghe 1 bên hoặc cả 2 bên tai một cách bất ngờ, thường do tổn thương dây thần kinh thính giác.
Sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu trong mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã làm cho số bệnh nhân nghe kém tăng lên đáng kể ở mọi quốc gia trên thế giới.
Đây là một bệnh được xếp vào nhóm cấp cứu trong chuyên khoa tai mũi họng - cấp cứu về sức nghe.
Nguyên nhân gây điếc đột ngột có rất nhiều như zona virus, nhiễm độc thuốc, xuất huyết tai trong, hội chứng tăng áp lực nội dịch tai trong - hội chứng Meniere, u dây thần kinh số VIII... nhưng người ta cho rằng nguyên nhân hay gặp nhất là do rối loạn vận mạch của các mạch máu nuôi dưỡng vùng tai trong (nơi có ốc tai từ đó hình thành nên dây thần kinh nghe).
Hiện tượng rối loạn vận mạch này rất hay gặp khi cơ thể gặp lạnh. Nhiệt độ cơ thể giảm làm cho các mạch máu trong cơ thể co lại để làm nóng, đồng thời làm giảm tưới máu cho các cơ quan mà nó cung cấp, trong đó có dây thần kinh nghe làm dây thần kinh này dễ bị tổn thương nếu kèm thêm các yếu tố thuận lợi phối hợp như cơ thể sẵn có các bệnh nội khoa mãn tính kể trên, đang có viêm cấp vùng mũi họng, phụ nữ sau sinh, tắm lạnh…
Nghe kém đột ngột thường không có dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, nếu mắc một trong các triệu chứng sau đây, bạn cần theo dõi và nhập viện kịp thời, tốt nhất trong vòng 72h đầu:
Để đánh giá chính xác về nghe kém đột ngột, bác sĩ thường chỉ định đo nhĩ lượng và thính lực đơn âm, căn cứ kết quả trên thính lực đồ.
Các bệnh nhân nghe kém đột ngột thường đi khám vì tiếng ù trong tai bên bệnh và định hướng âm thanh khó khăn mà không phải vì cảm thấy sức nghe bên đó giảm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của Trường Đại học Cambridge, những người có cơ địa dị ứng, thoái hóa cột sống cổ, mắc một số bệnh nội khoa như mỡ máu cao, acid uric trong máu tăng, huyết áp thấp, huyết áp cao... đều rất dễ bị nghe kém đột ngột.
Đặc biệt khi những đối tượng này đi ra ngoài trời lạnh, nhất là tắm ngay sau khi hoạt động thể thao. Vì thế, để bảo vệ sức nghe trong mùa lạnh, nên tránh ra ngoài trời quá sớm hoặc quá khuya, khi không khí có nhiều sương, độ ẩm cao.
Không tắm gội trước 7 giờ sáng và sau 20 giờ. Mặc ấm trước khi ra ngoài trời lạnh. Nếu có bật lò sưởi hay điều hòa ấm, cần tắt trước khi ra ngoài 15 phút để cơ thể quen dần với sự thay đổi của nhiệt độ.
Nghe kém đột ngột có thể tái phát, những lần sau sẽ nặng hơn lần trước hoặc lan sang tai bên đối diện nên những bệnh nhân đã mắc bệnh cần phải được đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
Nguồn: Tổng hợp