Nếu bạn nghĩ việc ăn uống thông thường không liên quan đến thính giác? Điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chế độ dinh dưỡng cùng các nhóm dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và bảo vệ thính giác. Vậy cụ thể chúng ta cần xây dựng chế độ ăn như thế nào để luôn giữ cho vùng thính giác ổn định và khỏe mạnh?
Theo một số thông tin trích dẫn từ đề tài nghiên cứu của Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, yếu tố dinh dưỡng có làm ảnh hưởng tới thính giác. Các vitamin A, B, C, D, E, các khoáng chất như kẽm, magie, selen, iot, sắt, acid béo, protein cũng như tình trạng dinh dưỡng tổng thể.
Ngoài ra, có tài liệu chỉ ra rằng, nếu thiếu các chất trên, thính lực bị suy giảm nhanh chóng và nghiêm trọng. Điều quan trọng, thính giác kỵ những chất béo, nhiều cholesterol, hay protein thấp.
Thính lực suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể hạn chế mức thấp nhất, và duy trì thính lực trong ngưỡng ổn định, việc bổ sung các nhóm chất là điều cực kỳ quan trọng.
Mức kali trong cơ thể sẽ bị giảm khi chúng ta già đi. Tai đặc biệt nhạy cảm với sự sụt giảm này bởi kali đóng vai trò lớn trong cách thức các tế bào tương tác ở tai trong. Các loại thực phẩm có chứa kali giúp cơ thể chống lạị sự lão hóa các cơ quan thính giác, thậm chí có thể giúp ngăn chặn tiếng ồn liên quan đến việc mất thính lực.
Folate đã được chứng minh có tác dụng làm chậm lại sự lão hóa của cơ quan thính giác do tuổi tác. Loại vitamin nhóm B này từ lâu đã được biết đến như một thần dược trong ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe trong suốt cuộc đời bạn. Folate tan trong nước và không được lưu trữ tốt trong cơ thể, vì vậy bạn phải bổ sung hàng ngày từ thực phẩm.
Folate có trong bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt (rau bina) và các loại rau lá xanh khác, đậu lăng, đậu, bơ.
Hai loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do. Vitamin E khôi phục lại các mạch máu và dây thần kinh xung quanh tai trong khi vitamin C tăng cường chức năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng tai.
Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, các loại thảo mộc tươi, ổi, và dâu tây. Vitamin E có trong quả hạnh, hạt hướng dương, rau lá xanh, xoài, và dầu ô liu. Loại thực phẩm giàu cả hai loại vitamin này là ớt chuông, bông cải xanh, kiwi, đu đủ.
Loại vitamin này rất hiếm thấy trong thực phẩm tự nhiên nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như nhiều cơ quan nội tạng. Nó đóng vai trò kiểm soát cân nặng để hình thành xương. Gần đây vitamin D được biết đến trong công tác phòng chống mất thính lực. Vitamin D có đặc tính kháng viêm và tăng cường xương nhỏ trong tai.
Người ta lấy vitamin D cho cơ thể từ ánh sáng mặt trời, nấm, vi tảo và địa y. Để cung cấp đủ lượng vitamin D bạn cần, hãy dành mỗi ngày vài phút tắm nắng.
Omega 3 là chất béo có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong nhiều loại hạt, ngũ cốc, đậu, và các loại dầu. Những chất béo này làm giảm chứng viêm gây tổn thương biểu mô và rất có lợi cho hệ tim mạch. Omega 3 cũng rất hiệu quả trong việc phòng chống nghe kém do tuổi tác.
Omega 3 có nhiều trong hạt quả óc chó, đậu, dầu ô liu, dầu dừa.
Khoáng chất này giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng và đã được chứng minh trong vai trò làm tăng mẫn cảm thính giác, giảm ù tai, và ngăn ngừa mất thính lực. Có rất nhiều loại thực phẩm giàu magie như hạnh nhân, gạo nâu, rau lá xanh, atisô, lúa mạch, quả hạch Brazil, các loại đậu và hạt bí ngô.
Đối với người ăn chay sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bổ sung B12 vì loại vitamin này chỉ có một lượng nhỏ trong các sản phẩm hữu cơ, sau khi vào cơ thể được tạo ra trong ruột nhờ vi khuẩn có ích. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến mất thính lực. Ngoài ra B12 được tìm thấy trong các loại rong biển.
Nguồn: Tổng hợp