08h00-20h00 hàng ngày
Phòng khám tai mũi họng Hải Hà ×

3P CHO VIỆC BẢO VỆ SỨC NGHE

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 1,1 tỉ thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi có nguy cơ mất thính giác do sử dụng các thiết bị âm thanh cá nhân không an toàn, bao gồm cả điện thoại thông minh, và tiếp xúc với âm thanh ở mức độ gây hại tại các địa điểm vui chơi giải trí ồn ào như câu lạc bộ đêm, quán bar hoặc do tính đặc thù của công việc, yêu cầu phải tiếp xúc với tiếng ồn liên tục trong nhiều giờ liền.

Điều gì khiến ta đối mặt nguy cơ bị mất thính giác hơn?

Các yếu tố như di truyền, lối sống, nghề nghiệp, bệnh tật và tiếp xúc với tiếng ồn sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương thính giác. Tất nhiên, thời đại công nghiệp khó tránh tiếng ồn, chúng ta có thể rèn luyện thói quen nghe an toàn và tránh nơi quá ồn ào để bảo vệ mình khỏi những nguy cơ mất thính lực lâu dài.

Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về suy giảm thính giác là chúng ta có thể tăng âm lượng của TV hoặc thiết bị giải trí để bù lại. Mất thính giác không phải là tỷ lệ 1-1. Hệ thống thính giác là một cấu trúc phức tạp và nhiều sắc thái. Nó có khả năng phân biệt các sóng âm thanh khác nhau (tần số hoặc cao độ), sau đó gửi các xung điện đến não để giải thích chúng. Khi hệ thống này bị tổn thương, tín hiệu đến não bị thay đổi hoặc bị bỏ sót. Đó là lý do tại sao phục hồi chức năng thính giác và sử dụng thiết bị trợ thính với chuyên gia là rất quan trọng để cải thiện thính giác và khả năng nghe của bạn khi bạn bị mất thính giác. Chỉ riêng thiết bị là không đủ.

Có nhiều loại khiếm thính khác nhau, và chiếm hoặc ảnh hưởng đến hầu hết dân số là mất thính lực liên quan đến tuổi tác (Thường gọi là lão thính). Lão thính là kết quả của sự lão hóa cơ quan thính giác một cách tự nhiên theo thời gian. Giống như da, mắt và sự khéo léo của bạn thay đổi khi bạn già đi, cơ quan thính giác cũng giảm linh hoạt theo thời gian.

Cũng có trường hợp bị giảm thính giác do tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh liên quan. Trước khi điều trị, đa số bệnh nhân sẽ được khuyến cáo về vấn đề giảm sức nghe. Sau đợt điều trị, bệnh nhân cần kiểm tra thính lực sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu giảm thính.

Còn nếu vẫn chưa đang nghe tốt, bạn cũng nên cẩn thận khi tiếp xúc với môi trường ồn. Việc mất thính lực không xảy ra ngay, có khi tích tụ lâu dài và mất thính lực đột ngột. Bắt đầu bảo vệ thính lực ngay hôm nay chưa phải là muộn với gợi ý 3P như sau:

1. Ngăn ngừa (Prevent) suy giảm thính lực.

Nếu bạn đang làm việc xung quanh tiếng ồn hoặc sắp tham dự một sự kiện ồn ào, hãy sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác. Nếu bạn không thể sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác, hãy đảm bảo rằng tai và cơ thể phải được yên tĩnh vài ngày sau trải nghiệm ồn ào.

2. Chủ động (Proactively) kiểm soát thính lực và tình trạng mất thính lực của bạn.

Nếu kết quả đo thính lực tự động hay tại phòng đo chuyên khoa có vấn đề. Hãy tìm đến sự tư vấn can thệp càng sớm càng tốt của bác sỹ. Nếu để quá lâu, hệ thống thần kinh thính giác lâu không hoạt động sẽ thoái hóa. Việc nghe sau này lệ thuộc nhiều vào mắt như: xem khẩu hình đoán tiếng, tự suy diễn dựa vào những âm còn nghe được…

3. Quảng bá (Promotion) kiến thức sức khỏe thính giác.

Tốt nhất hãy chia sẻ kiến thức thính giác được quảng bá ngày thính lực thế giới hàng năm của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Hỗ trợ bạn bè sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác, hỗ trợ đồng nghiệp giảm tiếp xúc với tiếng ồn. Đảm bảo môi trường âm thanh an toàn.